Trong quá trình lao động, nếu người lao động gặp phải tại nạn lao động nhiều lần thì sẽ được cơ quan bảo hiểm hỗ trợ như thế nào? Đại lý thuế Vũng Tàu xin chia sẻ Cách tính trợ cấp bảo hiểm cho người lao động bị tại nạn nhiều lần
Quy định Trợ cấp bảo hiểm cho người lao động bị tại nạn nhiều lần
Theo quy định tại Điều 42 luật bảo hiểm xã hội năm 2006
“Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
– Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.”
Tại Điều 43 luật bảo hiểm năm 2006
“1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.”
Theo đó, trường hơp người lao động gặp phải tại nạn lao động nhiều lần thì cơ quan bảo hiểm sẽ dựa trên tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của người lao động để tiến hành cơ chế đền bù.
Trường hợp tỷ lệ từ 5-30%: người lao động được hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm một lần theo cách tính như sau:
Tồng trợ cấp một lần = Trợ cấp theo tỷ lệ suy giảm + Trợ cấp theo số năm đóng BHXH
Trong đó: Trợ cấp theo tỷ lệ suy giảm = Lương tháng tối thiểu chung + Lương thang tối thiểu chung *[ tỷ lệ suy giảm – 5] *0.5
Trợ cấp theo số năm đóng BHXH = Tiền lương, tiền công đóng BHXH*[ 0,5 + 0,3*(Số năm đóng bảo hiểm trước khi điều trị -1)]
Trường hợp tỷ lệ từ 31% trở lên: người lao động được hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm hàng tháng như sau:
Tồng trợ cấp hàng tháng = Trợ cấp theo tỷ lệ suy giảm + Trợ cấp theo số năm đóng BHXH
Trong đó: Trợ cấp theo tỷ lệ suy giảm = Lương tháng tối thiểu chung*[0,3 +[ tỷ lệ suy giảm – 30] *0.02]
Trợ cấp theo số năm đóng BHXH = Tiền lương, tiền công đóng BHXH*[ 0,5 + 0,3*(Số năm đóng bảo hiểm trước khi điều trị -1)]
Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết
Mời các bạn xem chi tiết thêm:
- Phụ cấp khu vực cho người hưởng bảo hiểm xã hội
- Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Tiền lương hưu đối cho người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Số năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu