Home / TIN TỨC / KẾ TOÁN / Những phương pháp định mức lao động chi tiết

Những phương pháp định mức lao động chi tiết

Định mức lao động đóng vài trò quan trọng trong mỗi một Doanh nghiệp hay doanh nghiệp mới thành lập công ty. Vậy làm thể nào để xây dựng một Mức lao động thì không phải điều đơn giản. Đại lý thuếCông Minh xin chia sẻ với các bạn thông tin về Những phương pháp định mức lao động chi tiết.

Phương pháp định mức lao động

Định mức lao động chi tiết là việc xác định mức lao động trên từng Bước công việc. Xây dựng định mức lao động được chia ra 2 nhóm là:

– Nhóm phương pháp tổng hợp

  • Phương pháp thống kê
  • Phương pháp kinh nghiệm
  • Phương pháp dân chủ bình nghị
  • Phương pháp đấu thầu mức
  • Phương pháp thống kê – kinh nghiệm

– Nhóm phương pháp phân tích

  • Phương pháp phân tích tính toán
  • Phương pháp phân tích – khảo sát
  • Phương pháp so sánh điển hình

Có rất nhiều phương pháp định mức lao động nhưng ta sẽ chủ yếu tìm hiểu một số phương pháp sau đây.

Phương pháp thống kê kinh nghiệm .

Cơ sở phương pháp :

  • Số liệu thống kê về Năng suất lao động của NLĐ
  • Kinh nghiệm bản thân của cán bộ định mức, đốc công, nhân viên kỹ thuật hoặc những bậc thơ cao nhất.

Trình tự xây dựng mức :

  • Bước 1 : Thống kê NSLĐ của những người lao động làm bước công việc ( BCV) cần định mức.
  • Bước 2 : Tính NSLĐ trung bình
  • Bước 3 : loại những số liệu NSLĐ thấp hơn NSLĐ trung bình. Tính NSLĐ trung bình tiên tiến.
  • Bước 4 : Hội ý với các chuyên gia giàu kinh nghiệm ( đốc công, nhân viên kỹ thuật…) để quy định mức được giao trên cơ sở mức trung bình tiên tiến vừa tính được

Ưu điểm :

  • Phương pháp này đơn giản, tốn ít công sức, thu thập số liệu dễ dàng. Mức được xác định có thể áp dụng được. Tốn ít thời gian và kinh phí nên có thể xây dựng hàng loại mức trong thời gian ngắn. Sử dụng kinh nghiệm của những người am hiểu về mức và công nghệ sản xuất.

Nhược điểm:

  • Không xác định được những thao tác, động tác thừa và các loại thời gian lãng phí để loại bỏ chúng, không xác định được các bộ phận lạc hậu để thay thế bằng các bộ phận tiên tiến hơn do đó không tạo ra được bước công việc hợp lý, rút ngắn thời gian thực hiện BCV
  • Không khai thác và áp dụng được những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến và những khả năng tiềm tàng trong sản xuất.
  • Kìm hãm nâng cao NSLĐ.
  • Có thể hợp thức hóa các sai sót cũ
  • Mức xây dựng được có thể thấp hơn so với năng lực thực sự của NLĐ từ đó không có tác dụng khích lệ, kích thích tăng NSLĐ.

Đối tượng áp dụng :

  • Những công việc sản xuất thử, công việc ở các doanh nghiệp mới thành lập công ty, nhiệm vụ sản xuất chưa ổn định

Phương pháp phân tích tính toán.

Cơ sở của phương pháp:

  • Phân tích kết cấu BCV
  • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian để thực hiện BCV cần định mức
  • Các tài liệu kỹ thuật và tiêu chuẩn các loại thời gian

Trình tự xây dựng mức:

Bước 1 : Tạo ra kết cấu BCV hợp lý :

Chia nhỏ BCV ra các bộ phận hợp thành, loại bỏ các bộ phận thừa, thay thế những bộ phận lạc hậu bằng bộ phận tiên tiến.

Bước 2: Tạo ra quy trình công nghệ chi tiết cho BCV ở mức độ hợp lý nhất, làm cơ sở cho việc xác định mức lao động đứng đắn, chính xác và có tính khả thi.

  • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian để hoàn thành từng bộ phận của BCV. Xác định trình độ lành nghề mà người lao động cần có để hoàn thành BCV theo nguyên tắc bậc công nhân tương ứng với bậc công việc. Xác định chế độ làm việc tối ưu.

Bước 3: Xác định mức lao động.

  • Dựa vào bảng tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động để xác định các thời gian chuẩn cần phải hao phí để thực hiện từng bộ phận cụ thể của bước công việc và thời gian thực hiện những nhiệm vụ có liên quan để hoàn thành bước công việc
  • Tùy vào các loại chuẩn thời gian có được và loại hình sản xuất khác nhau mà có thể áp dụng công thức khác nhau để tính định mức.

Các công thức có thể áp dụng:

1

Ưu điểm:

  • Mức được xây dựng nhanh, chính xác
  • Đã có nghiên cứu hợp lý hóa tổ chức sản xuất
  • Mức có căn cứ kỹ thuật

Điều kiện thực hiện:

  • Các bộ định mức phải giỏi nghiệp vụ, hiểu biết sâu về kỹ thuật
  • Có đủ tài liệu về tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động

Đối tượng áp dụng:

  • Thường áp dụng cho loại hình sản xuất hàng loạt lớn và vừa

Phương pháp phân tích – khảo sát.

Cơ sở phương pháp:

  • Phân tích kết cấu BCV.
  • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian để thực hiện BCV cần định mức
  • Các tài liệu kỹ thuật và tài liệu khảo sát việc sử dụng thời gian của NLĐ ngay tại nơi làm việc

Trình tự xây dựng mức:

Bước 1: Tạo ra kết cấu BCV hợp lý:

  • Chia nhỏ BCV ra các bộ phận hợp thành. Loại bỏ các bộ phận thừa. Thay thế những bộ phận lạc hậu bằng bộ phận tiên tiến.

Bước 2: Tạo ra quy trình công nghệ chi tiết cho BCV ở mức độ hợp lý nhất, làm cơ sở cho việc xác định mức lao động đứng đắn, chính xác và có tính khả thi.

  • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian để hoàn thành từng bộ phận của BCV. Xác định trình độ lành nghề mà NLĐ cần có để hoàn thành BCV theo nguyên tắc bậc công nhân tương ứng với bậc công việc. Xác định chế độ làm việc tối ưu.

Bước 3: Khảo sát thu thập số liệu về hao phí thời gian trên thực tế và xác định mức

  • Chọn NLĐ có sức khỏe trung bình, nắm vững kỹ thuật sản xuất, có thái độ lao động tốt
  • Cho NLĐ đó làm thử đến khi quen việc và NSLĐ ổn định
  • Chụp ảnh thời gian làm việc của NLĐ, thông qua đó xác định

2

Ưu điểm :

  • Mức được xây dựng chính xác, khoa học, tiên tiến
  • Thông qua việc xây dựng mức, có thể cải tiến được tổ chức sản xuất, tổ chức lao động
  • Mức có cả căn cứ kỹ thuật, căn cứ thực tế
  • Đã tận dụng được kinh nghiệm tiên tiến
  • Dùng phương pháp này có thể xây dựng các loại tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động

Yêu cầu:

  • Cán bộ định mức phải giỏi nghiệp vụ, hiểu biết sâu về kỹ thuật
  • Đầu tư thời gian, kinh phí và công sức

Đối tượng áp dụng:

  • Thường áp dụng cho loại hình sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối
  • Đối với sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc chỉ áp dụng để xây dựng mức cho các BCV điển hình

Lưu ý:

  • Thời gian dành để xây dựng mức khá lớn. Khi xây dựng mức gặp nhiều khó khăn: công nhân không muốn có mức cao ( vì có thể họ hiểu: mức càng cao thì đơn giá càng giảm), do đó họ có thể cố tình chậm lại và việc chụp ảnh , bấm giờ không cho kết quả chính xác. Do vậy, cần có giải pháp để có kết quả định mức chính xác.

Phương pháp so sánh điển hình

Cơ sở của phương pháp :

  • Các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian để thực hiện các BCV cần định mức và BCV điển hình. Sau đó so sánh để xác định hệ số quy đổi

Trình tự xây dựng mức.

Bước 1: Xác định BCV điển hình.

  • Chia các bước công việc cần xây dựng mức ra thành các nhóm BCV có đặc điểm và kết cấu của quy trình công nghệ tương đối giống nhau ( mỗi nhóm gồm các BCV gần giống nhau)
  • Mỗi nhóm chọn một ( hoặc một số ) BCV điển hình ( thường nên chọn các bước công việc có tuần xuất xuất hiện lớn nhất ) ( sản xuất nhiều nhất )

Bước 2: Xác định mức lao động cho các BCV điển hình

  • Dùng phương pháp phân tích tính toán hoặc phân tích khảo sát để xác định

Bước 3: Xác định hệ số quy đổi Ki cho từng BCV so sánh với BCV điển hình của nhóm.

  • Mời các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề hiểu biết sâu về kỹ thuật và quy trình công nghệ tham gia để cùng xác định các hệ số chuyển đổi.
  • Coi hệ số K của BCV điển hình là K1 = 1
    • Nếu BCV trong nhóm có các nhân tố ảnh hưởng giống như BCV điển hình Ki = 1.
    • Nếu BCV trong nhóm có các nhân tố ảnh hưởng thuận lợi hơn BCV điển hình thì Ki < 1
    • Nếu BCV trong nhóm có các nhân tố ảnh hưởng khó khăn hơn BCV điển hình thì Ki > 1
    • Giá trị cụ thể của Ki do cán bộ định mức và các chuyên gia căn cứ vào việc phân tích tình hình thực tế quyết định

Bước 4: Xác định mức lao động cho các BCV không điển hình. Sử dụng công thức sau:

3