Home / VĂN BẢN PHÁP LUẬT / Lao động tiền lương / Nghị định 122 năm 2015 về mức lương tôi thiểu vùng 2016

Nghị định 122 năm 2015 về mức lương tôi thiểu vùng 2016

Ngày 14 tháng 11 năm 2014, Chính phủ Nghị định 122 năm 2015 về mức lương tôi thiểu vùng 2016 tăng mức lương tối thiểu vùng trong đó mức tăng lần lượt tăng so với năm 2015 là 400.000 đồng, 350.000 đồng, 300.000 đồng, 250.000 đồng, được áp dụng từ ngày 01/01/2016

Nghị định 122 năm 2015 về mức lương tôi thiểu vùng 2016

  • Vùng I: 3.500.000 đồng/tháng (tăng 400.000 đồng so với năm 2015).
  • Vùng II: 3.100.000 đồng/tháng (tăng 350.000 đồng so với năm 2015).
  • Vùng III: 2.700.000 đồng/tháng (tăng 300.000 đồng so với năm 2015).
  • Vùng IV: 2.400.000 đồng/tháng (tăng 250.000 đồng so với năm 2015).

Nội dung Nghị định 122 năm 2015 về mức lương tôi thiểu vùng 2016

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ờ doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
  2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, ữang ừại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
  3. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định 122 năm 2015).

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều 2, Nghị định 122 năm 2015 sau đây gọi chung là doanh nghiệp.

Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng

  1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp như sau:
  2. Mức 3.500.000 đồng/tháng, áp dụng đối vói doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
  3. Mức 3.100.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
  4. Mức 2.700.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng m.
  5. Mức 2.400.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng rv.
  6. Địa bàn thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 122 năm 2015.

Đỉều 4. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn

  1. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối vói địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đom vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
  2. Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao nằm trên các địa bàn có mức ỉương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
  3. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thòi áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
  4. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phô trực thuộc tinh còn lại tại Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 122 năm 2015.

Điều 5. Áp dụng mức lưong tốỉ thiểu vùng

1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương ưả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bĩnh thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm

a. Không thấp hom mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giàn đơn nhất

b. Cao hom ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Người lao động đã qua học nghề, bao gồm:

a. Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bàng thậc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chi về giáo dục và đào tạo;

b. Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chi giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;

c. Người đã được cấp chứng chi theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chi sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;

d. Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;

đ) Người đã được cấp văn bằng, chứng chi giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;

e. Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo cùa giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;

g. Người đã được cấp văn bằng, chứng chi của cơ sở đào tạo nước ngoài;

h. Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

3. Căn cứ vào mức lương tối thiều vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này và các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng lao động với người lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế của doanh nghiệp, doanh nghiệp phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sờ và người lao động để thoả thuận, xác định mức điều chỉnh các mức lương ừong thang lương, bảng lương, mức lương ghi trong hợp đồng lao động và mức lương trả cho người lao động cho phù hợp, bảo đảxn các quy định của pháp luật lao động và tương quan hợp lý tiền lương giữa lao động chưa qua đào tạo với lao động đã qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, giữa lao động mới tuyển dụng với lao động có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp.

4. Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

Nghị định 122 năm 2015 về mức lương tôi thiểu vùng 2016 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Tag: Nghị định 122 năm 2015,Nghị định 122/2015/NĐ-CP, Mức lương tối thiểu vùng 2016, Nghị định 122 năm 2015 thay thế nghi định 103/2014/NĐ-CP, Nghi định 122 lương tối thiểu vùng

Mời các bạn xem tiếp: Danh mục vùng lương tối thiểu theo nghi định 122 năm 2015